Nước nhiễm mangan là gì, ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao? Cách xử lý nước nhiễm mangan hiệu quả
Nguồn nước nhà bạn có Nước có màu đục, đen và mùi tanh khó chịu, Các thiết bị, dụng cụ chứa nước có cặn ố màu đen? Rất có thể nước đã bị nhiễm mangan. Vậy tình trạng này ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao? Hãy cùng Lọc Nước Đông Á tìm hiểu các cách xử lý nước nhiễm mangan hiệu quả!
1 Nước nhiễm mangan là gì?
Mangan là một nguyên tố hóa học có ký hiệu Mn. Trong tự nhiên mangan tồn tại ở dạng tự do và trong một số loại khoáng vật. Ở dạng tự do mangan đóng vai trò quan trọng trong các hợp kim công nghiệp, đặc biệt là thép không gỉ.
Trong cơ thể, mangan có vai trò là một nguyên tố vi lượng giữ nhiều vai trò quan trọng bao gồm: tác động đến hô hấp tế bào, sự phát triển của xương, chuyển hóa glucid và hoạt động của não.
Mangan còn tham gia vào các quá trình tổng hợp axit béo, cholesterol, protein và tương tác với acid nucleic, sản xuất hooc môn giới tính, tác động đến sự chuyển hóa của tuyến giáp.
Nhìn chung mangan không gây ra các tác hại trực tiếp đến sức khỏe khi tiếp xúc ở thời gian ngắn nhưng khi tiếp xúc trong thời gian dài sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đặc biệt là hệ thần kinh.
Vì vậy nguồn nước nhiễm mangan khi sử dụng hằng ngày lâu dài ko tốt cần phải loại bỏ Mangan khỏi nguồn nước để có nguồn nước sạch, an toan trước khi sử dụng
2 Nguyên nhân nước bị nhiễm Mangan
Mangan có trong nước sẽ làm nước bị nhiễm, đa số các nguồn nước bị nhiễm phèn ở nước ta có chứa mangan.
Mangan tích tụ trong nước thông qua các quá trình rửa trôi do mưa cuốn theo mang mangan xuống các nguồn nước mặt bao gồm sông, suối, hồ,… và cũng từ đó mangan sẽ ngấm vào các nguồn nước ngầm.
Hoạt động của các nhà máy công nghiệp thải ra môi trường các chất thải công nghiệp, nước thải xử lý không đạt chuẩn thậm chí không xử lý ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước mặt nghiêm trọng bởi trong đó không chỉ có mangan mà còn nhiều kim loại nặng khác như là thủy ngân, đồng, chì, asen, sắt, kẽm,…
Nguồn nước mặt bị ô nhiễm kim loại nặng kéo theo sự ô nhiễm của các dòng nước ngầm.
Quá trình xâm nhiễm mangan cũng có thể gây ra bởi quá trình phong hóa.
Bên cạnh đó không khí cũng bị ô nhiễm mangan do quá trình sản xuất công nghiệp, đốt các khoáng vật, quá trình khai khoáng thải mangan bay vào không khí làm ô nhiễm không khí
3 Ảnh hưởng của nước nhiễm Mangan đối với sức khỏe
Về sức khỏe
Mangan không giống như nitrite, nitrat hay asen gây nhiều tác hại cho con người và có khả năng gây ung thư. Mangan liều lượng nhỏ trong cơ thể là một loại vi chất tham gia vào quá trình tổng hợp axit béo, cholesterol, protein và tương tác với acid nucleic, sản xuất hooc môn giới tính , tác động đến sự chuyển hóa của tuyến giáp.
Hàm lượng mangan tốt cho cơ thể là ở hàm lượng dưới 0,1 mg/lít.
Hàm lượng mangan dưới 0,1 mg/lít là tốt cho cơ thể nhưng vượt qua mức này ở hàm lượng cao từ 1 đến 5 mg/lit sẽ gây hại đến các cơ quan nội tạng như là phổi, thận, tim mạch,…
Mangan hàm lượng cao trong cơ thể không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến cơ quan nội tạng mà còn sản sinh ra các độc tố ảnh hưởng đến hệ thần kinh đáng quan tâm nhất là các độc tố hình thành hội chứng Manganism là một hội chứng suy giảm trí nhớ triệu chứng tương tự như bệnh Parkinson ở người già.
Các biểu hiện ảnh hưởng đến hệ thần kinh khi cơ thể bị hấp thụ nhiều mangan như là giảm khả năng ngôn ngữ, giảm trí nhớ, khả năng vận động tay giảm và giảm cả chuyển động của mắt.
Đặc biệt mangan rất có hại cho các đối tượng là trẻ em, phụ nữ mang thai vì các đối tượng này dễ dàng hấp thụ mangan và khó đào thải dẫn đến việc mangan tích tụ trong cơ thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe đặc biệt là hệ thần kinh vì vậy tránh tuyệt đối không để cho các đối tượng này tiếp xúc hoặc sử dụng nguồn nước nhiễm mangan.
Không chỉ ở người ở động vật khi bị nhiễm hay hít phải mangan ở hàm lượng cao cũng sẽ gây ra hội chứng nhiễm độc và tổn thương thần kinh.
4 Những tác hại khác của nước nhiễm Mangan đến sinh hoạt
Nguồn nước bị nhiễm mangan có thể được nhận biết bằng cảm quan thông qua các biểu hiện cụ thể sau:
– Nước có màu đục, đen và mùi tanh khó chịu của kim loại nguyên nhân là do mangan khi tiếp xúc với oxy sẽ bị oxy hóa thành mangan đioxit.
– Các thiết bị, dụng cụ chứa nước bị nhiễm mangan lâu ngày sẽ gây ra các cặn ố.
Sử dụng nước nhiễm mangan để giặt quần áo, lau chùi lâu ngày sẽ làm giảm tuổi thọ của đồ dùng. Quần áo sẽ bị các ố bẩn màu đen và màu nâu là do mangan bị oxy hóa gây ra.
– Trong xử lý nước dùng clo diệt khuẩn mà nguồn nước đó có mangan sẽ kết hợp với Clo tạo kết tủa cặn bám mangan đioxit lắng xuống đường ống gây hiện tượng tắc đường ống.
Khi đã nhận biết được nguồn nước bị nhiễm Mangan qua các cách nhận biết trên thì việc xử lý kịp thời và đúng cách là vô cùng cần thiết để tránh những ảnh hưởng xấu đáng tiếc có thể xảy ra.
5 Cách xử lý nước nhiễm Mangan hiệu quả nhất
Do những tác hại và ảnh hưởng mà nước nhiễm Mangan mang lại, bạn cần khắc phục và xử lý chúng. Dưới đây là một vài gợi ý xử lý nước nhiễm Mangan hiệu quả nhất.
Xây bể lọc nước gia đình
Nếu vẫn chưa yên tâm với 2 phương pháp trên thì để đảm bảo hơn, nhiều người thường kỹ lưỡng thiết lập bể lọc nước cho gia đình mình. Tuy nhiên, phương pháp này tốn chi phí, diện tích và công sức nhiều hơn nhưng đổi lại họ có thể an tâm hoàn toàn là nước đã được khử sạch phèn. Đồng thời bể lọc này có thể sử dụng lâu dài.
Thực chất của phương pháp xử lý là loại bỏ ion Mn+ ra khỏi nguồn nước. Khử Mn+ bằng làm thoáng là làm giàu oxy cho nước, tạo điều kiện để Mn2+ oxy hóa thành Mn4+ ở dạng kết tủa và loại bỏ bằng phướng pháp lọc
Bể được xây bằng gạch và xi măng, với 3 ngăn – lắng, lọc và chứa, mỗi ngăn 0,35 – 0,49 m3, trong đó ngăn lắng có thể tích lớn nhất, ngăn lọc nhỏ nhất.
Ngăn lắng được lắp đặt giàn phun mưa gồm một số đoạn ống có đục lỗ hoặc vòi hoa sen bằng nhựa có trên thị trường. Ngăn lọc có lớp sỏi đỡ (cỡ 5 – 10 cm) dày 10 cm, trên đó là lớp cát lọc (0,4 – 0,85 mm) dày 40 cm; và trên cùng là lớp cát mịn (0,15 – 0,3 mm) dày 20 cm. (Có thể đổ thêm một lớp than trên lớp sỏi, để khử mùi của nước). Ngăn này có lắp ống nhựa từ đáy lên, sao cho đầu ra nằm cao hơn lớp cát trên cùng một chút, để khi nước chảy qua ngăn thành phẩm đến cạn kiệt, không làm phơi mặt cát. Ngăn thành phẩm có nắp đậy.
Khi bơm từ giếng lên, nước chảy qua vòi sen, xuống bể lắng. Nhờ tiếp xúc với không khí, vật liệu xử lý Mn+, thành phần Mn+ trong nước bị oxy hóa. Nước được lắng cặn một phần, đến ngăn lọc, nước được lọc sạch cặn lơ lửng, trở nên trong, theo ống dẫn đến ngăn chứa nước thành phẩm.
- Phương pháp Hóa học
Nếu nguồn nước của bạn bị nhiễm nhiều tạp chất, hóa chất hữu cơ thì phương pháp làm thoáng sẽ không cung cấp đủ oxy cho quá trình oxy hóa khử mangan ở dạng hòa tan trong nước sang dạng kết tủa được.
Trường hợp này để đảm bảo hiệu quả bạn cần sử dụng phương pháp sử dụng hóa chất và hóa chất thường được sử dụng là clorua, thuốc tím, oxy già, vôi.
- Sử dụng máy lọc nước Ro và Nano
Ngoài hai phương pháp trên thì một số máy lọc nước tại thì trường Việt Nam cũng có khả năng xử lí nước cứng khá tốt như máy lọc RO. Đây là công nghệ xử lý nước đạt chuẩn nước uống trực tiếp. Tuy nhiên nếu độ cứng nước đầu vào cao nếu không được lọc thô tốt sẽ gây tắc màng lọc RO. Máy lọc nước RO với công nghệ lọc thẩm thấu ngược của Mỹ nên nguồn nước này khá an toàn và hiệu quả, sẽ loại bỏ hoàn toàn các ion trong nước, đồng thời loại bỏ cặn bẩn vi khuẩn cho ra nước tinh khiết sạch và an toàn. Tuy nhiên phương pháp này chỉ cung cấp đủ cho nguồn nước uống, nếu sử dụng hệ thống lọc cung cấp cho cả sinh hoạt thì chi phí rất cao
Tìm hiểu thêm: Giải pháp xử lý nước sinh hoạt nhiễm Mangan bằng Máy RO
- Sử dụng các thiết bị lọc nước
Những giải pháp có thể xử lý được nước nhiễm Mangan như trên thì chỉ xử lý được những trường hợp nhiễm đá vôi ít, tốn nhiều công sức, tốn kém thời gian, và cả chi phí và công suất lọc thấp vì thế hôm nay chúng tôi xin giới thiệu với bạn dòng sản phẩm là hệ thống lọc tổng đầu nguồn để thuận tiện hơn và thẩm mỹ hơn vì có thể lắp đặt ở nhiều vị trí trong nhà, trường học, cơ quan,…
Trong thời buổi công nghệ như hiện nay thì việc lắp đặt và xử dụng hệ thống lọc nước hết sức cần thiết, nó mang lại khá nhiều sự tiện lợi và đặc biệt là cung cấp đủ nguồn nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất kể cả trong mùa mưa hay mùa nắng. Với nhiều công nghệ tiên tiến, thiết kế dần gọn nhẹ , dễ lắp đặt sửa chữa, bảo trì và hiệu quả cao, là hệ thống lọc tổng đầu nguồn đang là sản phẩm xu hướng được các gia đình sử dụng, và tin dùng
Thiết bị xử lý nước nhiễm Mangan là thiết bị được Lọc Nước Đông Á sản xuất và lắp ráp dựa trên công nghệ lọc của Mỹ đây là hệ thống chuyên xử lý nước nhiễm canxi, làm mềm nước sử dụng cho sinh hoạt, nước cấp nồi hơi, Nước cấp cho các hệ thống RO, DI, Ultrapure Water System…
Tìm hiểu thêm: Giải pháp xử lý nước sinh hoạt nhiễm Mangan
Cát Thạch Anh là một trong những vật liệu lọc nước quan trọng. Nó giúp cho việc ngăn chặn các chất cặn bẩn trong nước lại, chỉ cho nước được lọc sạch đi qua. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về thành phần cấu tạo, chức năng, cách sử dụng sản phẩm ở bài viết dưới này nhé!
Than hoạt tính là một thành phần không thể thiếu trong các thiết bị làm sạch hiện nay như máy hút mùi, máy lọc nước, máy lọc không khí,... Mời bạn tham khảo bài viết sau để hiểu than hoạt tính là gì và công dụng của nó!
Hạt nhựa trao đổi Cation PUROLITE C100 Hạt nhựa Cation C100 Purolite là sản phẩm hạt trao đổi ion gốc Na+ đến từ hãng Purolite của Anh, một thương hiệu nổi tiếng trong ngành lọc nước. Sản phẩm được Lọc Nước Đông Á nhập khẩu và phân phối trực tiếp tại Việt Nam. Sử dụng để làm mềm nước, khử khoáng, dùng trong hệ thống làm mềm, khử kim loại nặng trong quá trình xử lý nước